Bánh Trung Thu – Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Bánh Trung Thu vốn là biểu tượng của ngày tết đoàn viên nhưng không phải ai cũng biết trọn vẹn ý nghĩa của loại bánh mang đậm nét truyền thống này. Hãy cùng Cẩm nang ăn uống tìm hiểu những thông tin thú vị về bánh trung thu ngay sau đây nhé!

Một vài nét về Tết Trung Thu

Hàng năm, ngay từ những ngày đầu mùa thu mọi người lại háo hức mong chờ tới ngày tết trung thu. Được diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch, tết trung thu là một trong những lễ hội lớn tại các nước Châu Á đặc biệt là tại Việt Nam. Tết trung thu được coi là ngày tết của trẻ em và còn có những tên gọi rất đặc biệt khác như tết trông trăng hay tết hoa đăng.

Ở Việt Nam, vào ngày tết trung thu mọi người sẽ bày mâm ngũ quả và quây quần bên nhau cùng ngắm trăng, trò truyện. Trẻ em sẽ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, rước đèn dưới ánh trăng. Ngoài ra, các hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa rồng, hát trống quân sôi động cũng được các bạn nhỏ và cả người lớn rất yêu thích.

Bánh Trung Thu - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Sự tích về bánh Trung Thu

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Bánh Trung Thu - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội – một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối.

Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

Bánh Trung Thu - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Đặc điểm của bánh Trung Thu Việt Nam

Bánh trung thu Việt Nam gồm hai loại bánh chính là bánh nướng và bánh dẻo. Ngoài ra, còn có các loại bánh khác như bánh trung thu cá chép hay kiểu bánh lợn mẹ với đàn con.

Khác với các loại bánh trung thu phương Tây, bánh trung thu ở nước ta thường có vị ngọt hơn. Bánh dẻo và bánh nướng thường có dạng hình tròn đường kính khoảng 10cm, ngoài ra còn có loại bánh hình vuông có chiều cao từ 4cm – 5cm.

Bánh Trung Thu - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Ý nghĩa đặc biệt của bánh Trung Thu

Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ở Việt Nam gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.

Bánh Trung Thu - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn – mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.

Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…

Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.

Bánh Trung Thu - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống.

4.5/5 - (104 bình chọn)
Back to top button